- 1. Dao chặt:
- 2. Dao thái:
- 3. Dao gọt:
- 4. Dao Santoku:
- 5. Dao bít-tết:
Lựa chọn và sử dụng dao đúng cách thật ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người thưởng thức món ăn và tuổi thọ của dao. Nếu bạn vẫn lúng túng chưa biết lựa chọn dao như thế nào, dùng dao gì cho thực phẩm gì, bài viết này là dành cho bạn!
LỰA CHỌN CHẤT LIỆU DAO
Chất liệu dao phải đạt chuẩn an toàn, không độc hại để không ảnh hưởng đến thực phẩm. Chất liệu phải chịu nhiệt, chịu lực để không biến dạng khi chế biến. Và trên hết, phải dễ dàng chùi rửa để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thép không gỉ chính là một trong rất ít chất liệu có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu trên. Các đầu bếp cũng rất ưu ái lựa chọn dụng cụ bếp làm từ 100% thép không gỉ cho gian bếp của mình.
Vì sao bạn nên lựa chọn dao làm từ 100% thép không gỉ?
-
Tính chống oxy hóa cao, chống gỉ sét qua năm tháng
-
Dễ dàng vệ sinh. Làm đẹp gian bếp.
-
An toàn nhờ chịu lực, chịu nhiệt tốt. Không chứa hóa phẩm màu.
-
Thân thiện với môi trường vì là loại hợp kim có thể tái sử dụng vô thời hạn
DÙNG ĐÚNG LOẠI DAO CHO ĐÚNG LOẠI THỰC PHẨM
Có 6 loại dao chính được phân loại theo mục đích chế biến từng loại thực phẩm, gồm:
Dao chặt:
Đây là loại dao có lưỡi dày và to bản, độ nặng vừa phải và cán rất chắc chắn. Loại dao này chuyên dùng để chặt các khúc xương cứng và lớn. Lời khuyên cho bạn khi chọn dao chính là chọn loại liền cán (tức lưỡi dao và cán là một khối kim loại liền nhau). Đặc điểm này nhằm đảm bảo an toàn khi bạn dùng nhiều sức để chặt các loại thịt cứng. Dao cầm chắc tay và không bị tụt khỏi cán. Thêm vào đó là chất liệu chống gỉ sét để đảm bảo an toàn khi sơ chế các loại thịt tươi sống.
Dao thái:
Hay còn gọi là dao đầu bếp. Đây là loại dao có lưỡi dài, đầu dao nhọn dần về phía mũi. Dao có bề ngang và độ dày vừa phải. Dao thái khá tiện dụng khi vừa cắt được các loại thịt, cá, trái cây, rau xanh có độ dày và cứng tương đối. Tương tự như dao chặt, vì tính tiện dụng của nó, bạn cần lựa chọn dao liền cán, làm từ chất liệu không gỉ và sắc bén để an toàn, cho lát cắt đẹp mắt.
Dao gọt:
Đúng với mục đích để cắt gọt, dao thường có lưỡi mỏng, ngắn. Kích thước nhỏ, cầm vừa tay. Lựa chọn dao gọt, ngoài chất liệu chống gỉ, dao cần có lưỡi sắc bén và mũi nhọn vừa phải để thuận tiện thao tác. Bạn lưu ý, dao để cắt gọt trái cây không dùng để cắt đồ tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, cá dày và cứng vì nhanh hỏng dao.
Dao Santoku:
Lựa chọn các loại dao bằm thịt, bạn tất nhiên không thể bỏ qua thiết kế liền cán, chất liệu chống gỉ. Bên cạnh đó, vì dùng để bằm, loại dao này cần có thiết kế đặc biệt để chống ma sát, bám dính thực phẩm trong quá trình thao tác. Những loại dao cao cấp thường có các vệt lõm dọc mũi dao để tối ưu chức năng.
Dao bít-tết:
Đây là loại dao có mục đích sử dụng khá chuyên biệt, chỉ dùng để cắt các loại thịt bít-tết. Do đó, loại dao này cần lựa chọn kỹ càng để có thể cắt dễ dàng qua miếng thịt lớn mà không gây hỏng đĩa đựng. Nếu bạn đã từng ở trong tình huống ngại ngùng vì cắt bít-tết mãi không rời, bạn sẽ hiểu vì sao những đường răng cưa ở lưỡi dao lại quan trọng đến thế. Ví như dao bít-tết của KitchenAid, bạn sẽ thấy những đường răng cưa thiết kế khá ưu việt để cho lát cắt hoàn hảo.
Chọn được đúng loại dao sẽ giúp những công đoạn sơ chế và chuẩn bị của bạn dễ thở hơn bội phần. Với nhiều loại dao cao cấp phù hợp với các nhu cầu khác nhau, KitchenAid sẽ là thương hiệu dao hoàn hảo cho gian bếp của bạn.