Bánh mì để được bao lâu? Một số cách bảo quản bánh mì hiệu quả
08
THÁNG 8 2024
Bánh mì để được bao lâu? Một số cách bảo quản bánh mì hiệu quả

Bánh mì để được bao lâu? Cách bảo quản bánh mì tránh bị mốc

Bánh mì là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, với hương vị thơm ngon, có thể biến tấu thành vô vàn món ngon. Cùng GO! & Big C tìm hiểu bánh mì để được bao lâu và cách bảo quản bảo quản được lâu, dễ bị khô và ẩm mốc. 
 

Bánh mì bảo quản được bao lâu?

Thời gian bảo quản của bánh mì phụ thuộc vào loại bánh và cách lưu trữ, bạn có thể tham khảo:

Bánh mì tươi (như bánh mì Pháp, bánh mì sandwich):

  • Ngoài không khí: Thường chỉ giữ được khoảng 1-3 ngày trước khi bắt đầu bị khô hoặc mốc.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Có thể bảo quản từ 1-2 tuần, nhưng bánh mì sẽ dễ bị khô hơn.
  • Trong ngăn đông tủ lạnh: Nếu được đóng gói kín, bánh mì có thể giữ được từ 3-6 tháng.

Bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì nướng dài:

  • Ngoài không khí: Thường giữ được khoảng 3-5 ngày.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Khoảng 2 tuần.
  • Trong ngăn đông tủ lạnh: Khoảng 3-6 tháng.

Bánh mì ngọt hoặc bánh mì chứa nhân (như bánh mì kẹp thịt):

  • Ngoài không khí: Tùy thuộc vào thành phần nhân, thường giữ được khoảng 1-2 ngày.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Từ 1 tuần trở lên, tùy thuộc vào loại nhân.
  • Trong ngăn đông tủ lạnh: Khoảng 1-3 tháng.
banh-mi-de-duoc-bao-lau
 

Các cách bảo quản bánh mì hiệu quả

Cách bảo quản bánh mì bằng giấy báo

Với cơ chế hút ẩm hiệu quả của giấy báo hay túi giấy, đây được xem là giải pháp hiệu quả giúp bảo quản bánh mì trong ngày mà vẫn giữ được hương vị và độ giòn của nó.
Bạn chỉ cần gói bánh mì bằng giấy báo hoặc cho vào túi giấy và đặt tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Cách này có thể giúp cho bánh mì giữ nguyên độ giòn ngon trong khoảng từ 8 đến 9 giờ.
 
banh-mi-de-duoc-bao-lau
 
 

Cách bảo quản bánh mì bằng táo hoặc khoai tây

Khoai tây hay táo tươi là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng hút ẩm cực tốt, nên thường được các chị em nội trợ sử dụng để làm cách bảo quản bánh mì cho gia đình mình. Tương tự như rau cần, cũng bỏ bánh mì vào một chiếc túi kín, sau đó cho vài lát khoai tây mỏng hay táo tươi vào chung rồi đóng miệng túi lại. Với cách này, có thể đảm bảo chiếc bánh mì của mình còn giòn thơm như lúc mới mua trong 1 – 2 ngày đầu.
 
banh-mi-de-duoc-bao-lau
 
 

Cách bảo quản bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh

Nếu cần phải giữ bánh mì lâu thì bảo quản trong tủ lạnh là cách tốt nhất. Hãy cho bánh vào bọc nylon, cột lại thật kín rồi để vào trong ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng đến chỉ cần lấy ra nướng lại và sử dụng, cách này vẫn giúp hương vị bánh thơm ngon hấp dẫn.
 
banh-mi-de-duoc-bao-lau
 
 

Bánh mì hết hạn sử dụng có ăn được không?

Nhận biết bánh mì hết hạn sử dụng

Mặc dù hầu hết các thực phẩm đều có ngày hết hạn trên bao bì, những loại thực phẩm tươi như bánh mì thường được in khoảng thời gian sử dụng tốt nhất, điều này cho người sử dụng thấy thông tin về ngày dùng có thể dao động ngắn hơn hoặc lâu hơn bởi các yếu tố khác.

Có một số dấu hiệu nhận biết bánh mì tươi hay đã quá hạn sử dụng như:
  • Nấm mốc: Nấm mốc là một loại nấm hấp thụ chất dinh dưỡng trong bánh mì và phát triển bào tử, tạo ra những đốm mờ có thể có màu xanh lá cây, đen, trắng hoặc thậm chí là màu hồng. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo người dùng nên loại bỏ toàn bộ ổ bánh nếu thấy nấm mốc trên bất kỳ khu vực nào trên ổ bánh.
  • Mùi hôi: Nếu những đốm mốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường, người sử dụng không nên ngửi trong trường hợp bào tử của nấm mốc có thể gây hại khi lỡ hít vào. Nếu các đốm mốc không xuất hiện rõ ràng nhưng bánh mì có mùi lạ và khó chịu, người sử dụng nên loại bỏ chúng.
  • Vị lạ: Nếu như bánh mì không giữ được hương vị thường có của chúng, khả năng lớn chúng có thể đã hết hạn sử dụng.
  • Kết cấu cứng: Bánh mì không được đóng gói và bảo quản đúng cách có thể trở nên cũ hoặc khô. Chừng nào còn không xuất hiện nấm mốc, bánh mì cũ vẫn có thể ăn được - nhưng sẽ không cho trải nghiệm ngon bằng bánh mì tươi.
     
banh-mi-de-duoc-bao-lau
 

Tác hại khi sử dụng bánh mì đã quá hạn

Không nên ăn bánh mì đã mốc vì nó có thể gây hại cho sức khỏe. Các khuẩn nấm mốc thường thấy trên bánh mì bao gồm: Rhizopus, Penicillium, Aspergillus, Mucor, Fusarium.
Một số loại nấm mốc có thể sản sinh độc tố mycotoxin, là chất độc có thể gây nguy hiểm khi ăn hoặc hít phải. Mycotoxin có thể lây lan qua toàn bộ ổ bánh, đó là lý do tại người dùng nên vứt bỏ toàn bộ ổ bánh khi phát hiện nấm mốc. Loại khuẩn Mycotoxin có thể gây khó chịu cho dạ dày và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hơn nữa, một số độc tố nấm mốc, chẳng hạn như nấm aflatoxin, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nếu được tiêu thụ với lượng lớn.
 

Mua các loại bánh mì nóng giòn, chất lượng đang ưu đãi ngập tràn tại siêu thị GO! & Big C

Trải nghiệm thú vị về Bánh Mì Xe Máy với lớp vỏ giòn rụm, thơm ngon, hấp dẫn

Bạn đã thử Bánh Mì Xe Máy chưa? Điểm đặc biệt của Bánh Mì Xe Máy tại GO! là nhân bánh được chế biến từ các nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, vỏ bánh mì được nướng vừa phải, giòn tan mà không cứng, tạo cảm giác thú vị khi thưởng thức.
 
banh-mi-xe-may

Bánh Mì Xe Máy tại GO! có nhiều loại để bạn lựa chọn như bánh mì mè đen, hạt chia, bắp, mè trắng, bơ tỏi… mỗi loại đều mang đến một hương vị độc đáo và hấp dẫn. Hãy đến ngay GO! để trải nghiệm hương vị tuyệt vời này nào!