Một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt?
22
JUL 2024
Một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt?

Giải đáp: Một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt?

Uống nước ngọt là cách giải khát được nhiều người lựa chọn, khi uống vào cơ thể sẽ được tỉnh táo, giải khát nhanh. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu rõ lượng đường có trong nước ngọt và một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt ở bài viết dưới đây của GO! & Big C nhé!
 

Trong nước ngọt có gì?

Thành phần chính của nước ngọt chủ yếu là nước, đường và các chất phụ gia như chất tạo màu, chất tạo vị hoặc caffeine, cụ thể như sau:
  • Đường: Đây là thành phần chủ yếu. Một chai nước ngọt có gas chứa lượng đường tương đương 22 gói đường dùng để pha cà phê. Lượng đường này gây tăng đột biến nồng độ insulin trong cơ thể, khiến gan nhanh chóng chuyển hóa thành chất béo, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì.
  • Caffeine: Nhiều loại nước ngọt có chứa caffeine, một chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Caffeine làm giãn đồng tử và khiến não bộ tỉnh táo hơn, giảm cảm giác buồn ngủ.
  • Năng lượng rỗng: Nước ngọt cung cấp lượng năng lượng không cần thiết, không có chất xơ, vitamin, khoáng chất hoặc bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào.

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot

Tìm hiểu thêm cách uống trà sữa giảm cân và cách giảm cân bằng sữa chua.
 

Lượng đường có trong một số loại nước ngọt phổ biến

  • Sting: Trong 330ml nước sting có chứa 62,4g đường, tương đương với 14 muỗng cà phê đường.
  • Coca Cola: Trong 330ml nước ngọt Coca Cola có chứa 36,3g đường, tương đương 8 muỗng cà phê đường.
  • Mountain Dew: Trong 550ml nước Mountain Dew có chứa 62,5g đường, tương đương 14 muỗng cà phê đường.
  • Revive: Trong 390ml nước Revive có chứa 27g đường, tương đương 6 muỗng cà phê đường.
  • Nước tăng lực Samurai: Trong 390ml nước tăng lực Samurai có chứa 78g đường, tương đương 17 muỗng cà phê đường.
  • Trà C2: Trong 500ml nước trà C2 có chứa 50 - 70g đường, tương đương 10 - 15 muỗng cà phê đường.
  • Pepsi: Trong 390ml Pepsi có chứa 41g đường, tương đương 9 muỗng cà phê đường.
 

Những điều xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt có gas

Các nhà khoa học đã đưa ra nghiên cứu về sự biến đổi trong cơ thể người trong 1 giờ đồng hồ sau khi bạn uống 1 chai nước ngọt có gas.
Sau 10 phút: Một lượng đường tương đương khoảng 10 thìa cà phê sẽ được đưa vào cơ thể bạn, tức là 100% đường bạn cần trong ngày. Dù lượng đường đưa vào khá lớn nhưng bạn không bị nôn mửa do axit photphoric trong lon nước đã kìm hãm vị giác.
Sau 20 phút: Lượng đường trong máu tăng vọt. Insulin (một loại hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào tế bào) cũng được giải phóng. Gan nhanh chóng tiếp nhận và chuyển hóa đường thành chất béo.
Sau 40 phút: Đồng tử của bạn sẽ giãn ra, huyết áp tăng lên đồng thời gan sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lượng đường trong hệ tuần hoàn.
Sau 60 phút: Trải qua những biến đổi trong máu, hệ thần kinh và não bộ thì caffeine bắt đầu phát huy tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình bài tiết, lượng canxi, magie và kẽm sẽ bị đào thải ra ngoài cũng với natri, nước và chất điện giải. Cơ thể bắt đầu mệt mỏi, uể oải và bạn rất dễ cáu gắt.

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot
Cùng GO! tìm hiểu nên uống sữa vào lúc nào để giảm cân
 

Uống nước ngọt mỗi ngày có tốt không?

Như đã đề cập ở trên, nước ngọt là thức uống yêu thích của nhiều người nhưng việc lạm dụng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là những rủi ro cụ thể liên quan đến việc uống nước ngọt nhiều và thường xuyên:
 

Thừa cân và béo phì

Nước ngọt chứa nhiều đường, dẫn đến nạp vào cơ thể lượng calo rỗng. Những calo này không mang lại giá trị dinh dưỡng mà tích tụ dưới dạng chất béo, tăng nguy cơ thừa cân và béo phì. Đây là các yếu tố rủi ro hàng đầu đối với bệnh tim mạch, huyết áp cao, và đái tháo đường.
 

Ảnh hưởng đến bệnh mãn tính

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh gút hoặc loãng xương, uống nhiều nước ngọt khiến bệnh khó kiểm soát hơn và dễ trở nên nghiêm trọng. Đường trong nước ngọt làm tăng nồng độ đường trong máu, tạo áp lực lên hệ thống tim mạch và gan.
 

Tác động xấu đến xương

Nước ngọt chứa nhiều phốt pho, có thể gây mất cân bằng với lượng canxi cần thiết cho xương. Ở người lớn, điều này ảnh hưởng đến mật độ xương, gây loãng xương và xương dễ gãy. Ở trẻ em, việc giảm khả năng hấp thụ canxi làm cản trở sự phát triển chiều cao.
 

Gây sâu răng

Nước ngọt tạo môi trường axit trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Đường trong nước ngọt trở thành nguồn thức ăn phong phú, giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây hại men răng và hình thành lỗ sâu.
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy uống soda hàng ngày trong 6 tháng dẫn đến tích tụ mỡ xung quanh gan và cơ, làm cơ thể kháng insulin. Điều này dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. 

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot
 

Một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt là tốt?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày, tương đương với khoảng 25g. Trong khi đó, một lon nước ngọt dung tích 330ml chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường, vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày.
Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên giới hạn tiêu thụ nước ngọt ở mức không quá 350ml mỗi tuần (khoảng một chai). Điều này giúp duy trì lượng đường nạp vào cơ thể ở mức an toàn, đồng thời bảo vệ sức khỏe tổng thể.

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot
Tìm hiểu uống bia có giảm cân không

Mua các thực phẩm giải khát tốt cho sức khỏe tại siêu thị GO! & Big C với mức giá ưu đãi

Như vậy, theo khuyến cáo, một tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt là đủ thì câu trả lời chỉ 1 chai 350ml là tối đa. Vì nếu uống hơn sẽ có hệ quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo nhiều bệnh tật.

Bạn có thể chọn các loại nước giải khát khác vẫn ngon và lại tốt cho sức khỏe như trà, nước ép trái cây,... để uống thay cho nước ngọt. Tại siêu thị GO! & Big C không hề thiếu những sản phẩm như vậy mà giá cả còn khuyến mãi liên tục cho bạn yên tâm mua sắm mà không lo về giá.

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot

mot-tuan-nen-uong-bao-nhieu-nuoc-ngot


​​​​​​​