Cẩm nang mua sắm
Vào bếp cùng GO!
Bí quyết tạo ra những chiếc bánh Trung thu tự làm ngon tuyệt như ngoài tiệm
09
THÁNG 9
2024
Bí quyết tạo ra những chiếc bánh Trung thu tự làm ngon tuyệt như ngoài tiệm
- 1. Nguồn gốc, ý nghĩa bánh Trung thu
- 2. Hướng dẫn cách làm bánh Trung thu tại nhà đơn giản
- Cách làm bánh Trung thu thập cẩm
- Cách làm bánh Trung thu dẻo tại nhà
- Tự làm bánh Trung thu bằng nồi chiên không dầu
- 3. Cách bảo quản bánh Trung thu handmade
- 4. Mua nguyên liệu làm bánh, mua bánh Trung thu chất lượng, đa dạng mẫu mã với nhiều khuyến mãi hấp dẫn tại GO!
Mách bạn cách “ra lò” bánh Trung thu tự làm đơn giản, thơm phức
Mỗi mùa trăng Thu đến, chắc hẳn không thể nào thiếu được bánh Trung thu. Không chỉ mang giá trị văn hóa sâu sắc, bánh Trung thu còn gắn liền với những kỷ niệm ấm áp, hạnh phúc bên gia đình. Cùng GO! & Big C khám phá công thức bánh Trung thu tự làm đơn giản và ngon tuyệt để dành tặng cho người thân.
Nguồn gốc, ý nghĩa bánh Trung thu
Có rất nhiều câu chuyện về sự tích bánh Trung thu ở các nước văn hóa Á Đông. Còn ở Việt Nam, câu chuyện về bánh Trung thu lại mang một màu sắc riêng, xoay quanh hình ảnh chú Cuội và chị Hằng xuất hiện vào đêm Trung thu để phát quà cho trẻ em.
Chuyện kể rằng, ngày xưa, trên thiên đình, có một nàng tiên nữ tuyệt sắc tên là Hằng Nga. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn chăm chỉ, cai quản cả vầng trăng sáng. Hằng Nga rất yêu mến trẻ em và luôn khao khát được xuống trần gian để vui đùa cùng các em nhỏ. Tuy nhiên, vì những quy định nghiêm ngặt của thiên đình, nàng không thể thực hiện ước mơ đó.
Một ngày nọ, nhân dịp ngày Rằm tháng Tám - là ngày mà trăng sáng nhất trong năm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày Rằm”, với phần thưởng vô cùng hấp dẫn. Hằng Nga rất hào hứng tham gia. Nàng xuống trần gian để tìm hiểu và gặp được Cuội, một chàng trai hay nói dóc nhưng lại rất giỏi nấu ăn và làm bánh.
Cuội và Hằng Nga cùng nhau sáng tạo ra một loại bánh đặc biệt có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, và được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng… Sau cùng, đem nướng lên. Khi bánh chín, mùi thơm lan tỏa khắp nơi, khiến các em nhỏ vô cùng thích thú.
Đến hạn quay trở lại thiên đình, Hằng Nga chia tay những người bạn trần gian đáng yêu. Nhưng vì lưu luyến không nỡ rời xa, nên Cuội đã nắm chặt tay Hằng Nga. Kỳ lạ thay, như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó, Cuội được kéo bay thẳng lên cung trăng. Mỗi lần nhìn xuống trần gian, nhìn thấy các em nhỏ vui chơi, chàng cảm thấy rất nhớ nhà và bật khóc.
Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là “Bánh Trung thu”. Nàng được ban cho một điều ước. Hằng Nga ước rằng mỗi năm đến dịp ngày Rằm tháng Tám sẽ được cùng Cuội xuống trần gian để vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày Rằm tháng Tám là “Tết Trung thu”.
Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em. Món bánh Trung thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.
Chuyện kể rằng, ngày xưa, trên thiên đình, có một nàng tiên nữ tuyệt sắc tên là Hằng Nga. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn chăm chỉ, cai quản cả vầng trăng sáng. Hằng Nga rất yêu mến trẻ em và luôn khao khát được xuống trần gian để vui đùa cùng các em nhỏ. Tuy nhiên, vì những quy định nghiêm ngặt của thiên đình, nàng không thể thực hiện ước mơ đó.
Một ngày nọ, nhân dịp ngày Rằm tháng Tám - là ngày mà trăng sáng nhất trong năm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày Rằm”, với phần thưởng vô cùng hấp dẫn. Hằng Nga rất hào hứng tham gia. Nàng xuống trần gian để tìm hiểu và gặp được Cuội, một chàng trai hay nói dóc nhưng lại rất giỏi nấu ăn và làm bánh.
Cuội và Hằng Nga cùng nhau sáng tạo ra một loại bánh đặc biệt có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, và được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng… Sau cùng, đem nướng lên. Khi bánh chín, mùi thơm lan tỏa khắp nơi, khiến các em nhỏ vô cùng thích thú.
Đến hạn quay trở lại thiên đình, Hằng Nga chia tay những người bạn trần gian đáng yêu. Nhưng vì lưu luyến không nỡ rời xa, nên Cuội đã nắm chặt tay Hằng Nga. Kỳ lạ thay, như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó, Cuội được kéo bay thẳng lên cung trăng. Mỗi lần nhìn xuống trần gian, nhìn thấy các em nhỏ vui chơi, chàng cảm thấy rất nhớ nhà và bật khóc.
Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là “Bánh Trung thu”. Nàng được ban cho một điều ước. Hằng Nga ước rằng mỗi năm đến dịp ngày Rằm tháng Tám sẽ được cùng Cuội xuống trần gian để vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày Rằm tháng Tám là “Tết Trung thu”.
Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em. Món bánh Trung thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.
Hướng dẫn cách làm bánh Trung thu tại nhà đơn giản
Việc tự làm bánh Trung thu tại nhà không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tự tay làm ra những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt để tặng người thân.
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm
Bánh Trung thu thập cẩm là loại bánh nướng truyền thống, với lớp vỏ giòn tan bao bọc nhân thập cẩm béo ngậy.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- 300g bột mì
- 200g nước đường bánh nướng
- 50ml dầu ăn
- 1/2 thìa cà phê baking soda
Nhân bánh:
- 100g mỡ lợn (đã luộc chín và thái hạt lựu)
- 100g lạp xưởng (hấp chín, thái nhỏ)
- 100g hạt sen (luộc chín, xay nhuyễn)
- 100g mứt bí (thái nhỏ)
- 50g vừng rang
- 2 lòng đỏ trứng muối
- 2 thìa canh rượu mai quế lộ
- 1 thìa canh nước đường
Cách làm:
- Bước 1: Làm vỏ bánh: Trộn đều bột mì, dầu ăn, nước đường và baking soda đến khi hỗn hợp mịn. Để bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh: Trộn đều mỡ lợn, lạp xưởng, hạt sen, mứt bí, vừng rang, rượu mai quế lộ và nước đường cho đến khi hỗn hợp đều và có độ kết dính.
- Bước 3: Tạo hình và nướng bánh: Chia bột và nhân thành các phần nhỏ, dùng bột để bọc nhân, rồi ép vào khuôn bánh Trung thu.
- Bước 4: Nướng bánh ở nhiệt độ 170°C trong 10 phút, sau đó lấy ra, quét một lớp lòng đỏ trứng lên mặt bánh và tiếp tục nướng thêm 15-20 phút đến khi bánh chín vàng đều.
Cách làm bánh Trung thu dẻo tại nhà
Bánh dẻo Trung thu có lớp vỏ mềm mại, trắng tinh, thường được làm từ bột nếp rang và nước đường.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
- 300g bột nếp rang
- 200g nước đường
- 1-2 thìa canh dầu ăn
Nhân bánh:
- 200g đậu xanh (đã hấp chín và xay nhuyễn)
- 100g đường
- 50g dầu ăn
Cách làm:
- Bước 1: Làm vỏ bánh: Trộn bột nếp với nước đường và dầu ăn, nhào đến khi bột mịn và không dính tay.
- Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh: Đun đậu xanh đã xay nhuyễn với đường và dầu ăn trên lửa nhỏ cho đến khi nhân sệt lại, để nguội.
- Bước 3: Tạo hình bánh: Chia bột và nhân thành các phần nhỏ, dùng bột để bọc nhân, sau đó cho vào khuôn bánh Trung thu để tạo hình.
Tự làm bánh Trung thu bằng nồi chiên không dầu
Nồi chiên không dầu là công cụ tuyệt vời để làm bánh Trung thu tại nhà một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với nồi chiên không dầu, bạn có thể nướng bánh Trung thu mà không cần lò nướng, vẫn đảm bảo bánh chín vàng, giòn rụm.
Nguyên liệu:
- Vỏ bánh: Sử dụng công thức vỏ bánh nướng hoặc vỏ bánh dẻo như trên.
- Nhân bánh: Sử dụng nhân thập cẩm hoặc đậu xanh như đã hướng dẫn.
Cách làm:
- Bước 1. Chuẩn bị bánh: Làm bánh theo các bước chuẩn bị như đã hướng dẫn ở trên.
- Bước 2. Nướng bánh: Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 160°C trong 5 phút. Đặt bánh vào nồi chiên và nướng ở 160°C trong 10 phút. Sau đó, lấy bánh ra, quét một lớp lòng đỏ trứng (nếu là bánh nướng) và nướng thêm 5-7 phút cho đến khi bánh chín vàng.
Cách bảo quản bánh Trung thu handmade
Bánh Trung thu handmade thường không chứa chất bảo quản, vì vậy cần được bảo quản đúng cách để giữ nguyên hương vị và chất lượng.
- Bánh Trung thu nướng: Sau khi nướng xong, để bánh nguội hoàn toàn rồi đóng gói kín trong túi hoặc hộp. Bánh nướng có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 7-10 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên bánh sẽ bị cứng hơn và cần để ra ngoài một lúc trước khi ăn để bánh mềm lại.
- Bánh Trung thu dẻo: Bánh dẻo dễ bị khô, vì vậy nên bọc kín trong túi nylon hoặc hộp kín sau khi làm xong. Bánh dẻo có thể để ở nhiệt độ phòng trong 3-5 ngày, hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi ngon lâu hơn. Trước khi ăn, nên để bánh ra ngoài để bánh trở về nhiệt độ phòng, giúp bánh mềm hơn.
Lưu ý chung:
- Để bánh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Tránh để bánh gần các thực phẩm có mùi mạnh vì bánh Trung thu dễ hút mùi.
Mua nguyên liệu làm bánh, mua bánh Trung thu chất lượng, đa dạng mẫu mã với nhiều khuyến mãi hấp dẫn tại GO!
Tại siêu thị GO!, chúng tôi cung cấp đầy đủ các nguyên liệu chất lượng để bạn dễ dàng tạo ra những chiếc bánh Trung thu tự làm tại nhà. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian tự làm, GO! cũng có sẵn nhiều loại bánh Trung thu chất lượng cao, với đa dạng mẫu mã và hương vị để lựa chọn. Hãy đến GO! để mua sắm bánh Trung thu và những vật dụng để trang trí cho mâm cỗ Trung thu, để Trung thu của bạn trở nên ý nghĩa và vẹn tròn.
GO! luôn mang đến nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp bạn mua sắm tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng. Hãy ghé thăm GO! để trải nghiệm và chọn cho mình những sản phẩm tốt nhất cho mùa lễ hội.