Cách gói bánh chưng ngày Tết dẻo ngon, ăn bao dính
09
THÁNG 1 2024
Cách gói bánh chưng ngày Tết dẻo ngon, ăn bao dính

Cách gói bánh chưng ngày Tết bằng khuôn đơn giản

Xuân Giáp Thìn đã sắp về đến rồi, bạn đã “bỏ túi” cho mình cách gói bánh chưng ngày Tết vừa ngon vừa đẹp mắt chưa. Nếu bạn chưa tự tin để vào bếp trổ tài, thì bài viết sau siêu thị GO! & Big C sẽ hướng dẫn bạn cách gói bánh chưng bằng khuôn đơn giản cho ngày Tết nhé!

Bánh chưng có ý nghĩa gì trong Tết cổ truyền?

  Nguồn gốc cái tên "bánh chưng"
y-nghia-ten-banh-chung

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm lễ vật để dâng cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác đều mang đến các món sơn hào hải vị, thì hoàng tử Lang Liêu (người con thứ 18) được thần mách bảo, đã mang đến hai món bánh thân thuộc được làm từ hạt gạo là bánh chưng và bánh giầy.

Bánh chưng có hình dạng vuông tượng trưng cho đất với nhân bên trong là thịt mỡ và đậu xanh, bên ngoài được phủ bởi hạt nếp dẻo thơm, chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết

Gắn liền với truyền thuyết ấy, bánh chưng là sự gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ thời xa xưa đến nay. Bên ngoài bánh chưng là lớp lá dong có sẵn trong tự nhiên với nhân bên trong gồm gạo nếp, thịt heo, đậu xanh… đều là những nguyên liệu truyền thống và gần gũi với dân tộc ta.
Bởi lẽ thế mà sự có mặt của bánh chưng vào những dịp Tết cổ truyền nhằm thể hiện sự biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng tươi tốt, bội thu và đem lại cuộc sống ấm no. Bên cạnh đó, bánh chưng Tết còn thể hiện chữ hiếu đối với các đấng sinh thành, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu cha mẹ cũng có từ đây.

Cách làm bánh chưng ngày Tết dẻo ngon, ăn bao dính

Chuẩn bị nguyên liệu

Để thực hiện cách gói bánh chưng ngày Tết, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
  • Gạo nếp cái hoa vàng: 5kg
  • Thịt ba chỉ hoặc thịt vai: 2kg
  • Đậu xanh đã đãi vỏ: 2kg
  • Lá dong: 80 lá
  • Dây lạt: 2 bó
  • Gia vị: Đường, hạt nêm, muối, hạt tiêu, hành
  • Khuôn bánh
 

Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Ngâm nếp

ngam-gao-lam-banh-chung

Đầu tiên, bạn cần tiến hành ngâm nếp với nước ấm khoảng 2 tiếng hoặc ngâm từ đêm trước. Sau đó, đổ nếp ra rổ, rửa sạch và để ráo nước

Bước 2: Ngâm đậu xanh

ngam-dau-lam-banh-chung

Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 2-3 tiếng và đổ ra rổ cho ráo nước. Tiếp đến, cho 4,5 muỗng canh muối, 1,5 muỗng canh bột ngọt vào trộn đều để đậu được đậm đà hơn.

Bước 3: Sơ chế thịt

so-che-thit-lam-banh-chung

Bước tiếp theo trong cách gói bánh chưng ngày Tết là bạn sẽ tiến hành rửa thịt và cắt thành từng miếng dài bằng nhau. Kế đó, thêm gia vị gồm hành tím băm, hạt tiêu, đường, muối và trộn đều nhau. Ướp khoảng 1 tiếng để thịt ngấm đều gia vị.

Bước 4: Sơ chế lá dong

la-dong-goi-banh-chung
Xem thêm cách làm giò thủ

Rửa sạch lá dong và ngâm với nước khoảng 15 phút để lá mềm và dễ gói hơn. Tiếp đến, để lá dong ráo nước và tiến thành gập đôi lá theo chiều dọc. Sau đó, tiếp tục gập lá thành 4 phần theo chiều ngang và đo chiều dài của lá vừa với cạnh của khuôn. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần khoảng 4 lá dong.

Gói bánh chưng

cach-goi-banh-chung-ngay-tet

Trước tiên, để tiến hành gói bánh chưng bạn cần xếp khoảng 4 miếng lá dong vào khuôn, mỗi lá gập ngang lại tạo thành 1 đường thẳng, đặt lá dong theo đường thẳng và xếp vào 4 góc của khung. Tiếp theo, rải nếp đều 4 góc để tránh bánh bị lồi lõm, cho đậu xanh và thịt heo đã ướp vào rồi cuối cùng lại cho thêm một lớp đậu xanh và rải nếp phủ lên.
Sau đó, gấp lá cong lại, dùng 1 tay giữ miệng gấp rồi nhấc khuôn lên và lấy dây buộc 2 vòng theo hình chữ thập. Lưu ý, không buộc dây quá chặt để tránh bánh nở không đẹp và ngon.

Luộc bánh chưng

cach-luoc-banh-chung
Xem thêm: Cách làm bánh tét nhân thịt

Xếp bánh chưng vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh và luộc khoảng 5 tiếng đối với bánh có kích cỡ nhỏ và thời gian lâu hơn đối với bánh cỡ lớn. 
Đặc biệt, luôn chuẩn bị sẵn nước sôi để châm thêm vào nồi trong trường hợp cạn nước. Khi luộc được nửa thời gian, mở nắp nồi và đảo để bánh được chín đều hơn. 
Bánh sau khi chín, lấy ra khỏi nồi và cho bánh vào nước lạnh tầm 20 phút rồi xếp bánh ra mặt bàn. Tiếp theo, dùng đồ nặng đè lên để ép nước ra khỏi bánh, giúp bánh ráo, ngon và bảo quản được lâu hơn, thời gian ép sẽ từ 5-8 tiếng.
 

Mẹo bảo quản bánh chưng

Bảo quản bánh chưng bằng cách nào để không để bị mốc là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách bảo quản bánh chưng hiệu quả:
Bảo quản ở điều kiện thường: Để bánh ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp sẽ giữ được tầm 7-10 ngày. Tốt nhất là nên treo bánh lên cao để tránh bị các loại côn trùng ăn.
Bảo quản trong tủ lạnh: Khi bảo quản bánh trong tủ lạnh, bạn nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không nhé. Trước khi ăn, nên cho vào lò vi sóng hoặc hấp cho bánh nóng lại. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho bánh vào ngăn đông và dùng trong 20 ngày. Khi dùng bạn nên cắt một lượng vừa đủ và rã đông ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp. Bánh chưng được ăn kèm cùng dưa hành muối hay kiệu ngâm giúp món ăn càng thêm hấp dẫn.

Cùng GO! tham khảo các món ăn ngày Tết
 

Siêu thị GO! - Địa chỉ uy tín cung cấp đầy đủ nguyên liệu làm bánh chưng, bánh chưng gói sẵn với nhiều khuyến mãi hấp dẫn

Sắp đến Tết rồi, nhà bạn đã chuẩn bị gói bánh chưng chưa? Hi vọng với cách gói bánh chưng ngày Tết trên, bạn có thể tự tin dâng lên mâm cỗ cúng gia tiên hoặc gửi tặng người thân, bạn bè những chiếc bánh chưng dẻo ngon, đẹp mắt.
Để có được những chiếc bánh chưng ngon đẹp, đòi hỏi người gói phải cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Siêu thị GO! & Big C tự hào là địa điểm mua sắm đáng tin đối với mọi gia đình Việt. Tại đây, bạn sẽ tận tay lựa chọn những nguyên liệu tươi sống, các mặt hàng gia vị cần thiết để chiếc bánh chưng truyền thống trọn vị. Bên cạnh đó, GO! & Big C còn mang đến sự tiện lợi, tiết kiệm cả về mặt chi phí, thời gian với gian hàng bánh chưng và các loại bánh Tết khác được gói ghém từ đôi tay của những người thợ lành nghề cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn chờ bạn khám phá.


mua-thit-lam-banh-chung